
Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được
chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.Sự ThậT Là Về cơ bản thì bạn
khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc
phức tạp.
Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một
trò nào đó. Trò nào cũng được - cờ vua, Street Fighter1, bài poker - không quan
trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm
thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải
đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở
đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu
tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của
đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu
ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.
Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây -
những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao
giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình
dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và
chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một
sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở
chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi
cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình
và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than
thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết
mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”
Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như
America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke
với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí
sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.
“Bạn không thông minh lắm đâu” là trải nghiệm
thú vị về tâm lý học. Mỗi một chương tác giả đều sử dụng hàng loạt các mẫu câu
“BẠN VẪN TƯỞNG … SỰ THẬT LÀ …” David McRaney đã đưa ra các nghiên cứu thực tế
để làm sáng tỏ cho chủ đề “Bạn không thông minh lắm đâu”.
Nội dung chủ yếu đi
xuyên suốt “Bạn không thông minh lắm đâu” đó là chúng ta thường rất kém trong
tư duy logic, nhưng lại rất giỏi vẽ ra những suy nghĩ nghe thì có vẻ hay ho
trên lý thuyết, nhưng lại vỡ vụn khi đưa vào thực hành. Và khi điều đó xảy ra,
chúng ta lại có khuynh hướng phớt lờ chúng.
Con người luôn có
một mong muốn mạnh mẽ là làm người đúng trong mọi trường hợp, và có một khát
khao cháy bỏng hơn nữa là có thể nhìn thấy bản thân mình dưới ánh sáng tốt đẹp
nhất ở cả góc độ tâm lý lẫn hành vi. Bởi vậy chúng ta thường xuyên lợi dụng và
đánh lừa chính trí não của mình để có thể thỏa mãn điều này.
Qua mỗi chủ đề của “Bạn không thông minh lắm
đâu”, bạn sẽ có được những cách nhìn nhận mới về bản thân. Thật thú vị. Cuốn
sách gợi mở cho độc giả thấy nguồn gốc của mọi quyết định, suy nghĩ, cảm xúc
hóa ra lại đến từ nơi chẳng ai ngờ tới.
Độc giả sẽ dần nhận
thấy rằng, việc không thông minh cũng chẳng có gì đáng sợ lắm. Nếu muốn trở nên
giỏi giang, bạn cần phải luyện tập và tham khảo thành tựu của những người đi
trước, những người đã làm việc đó cả cuộc đời. Hãy so sánh và đối chiếu, giữ
mình khiêm tốn, rồi tự nhận ra khuyết điểm của mình để khắc phục.
“Bạn không thông minh
lắm đâu” với những lập luận sắc bén, dưới ngòi bút phóng viên của David McRaney
khiến ta cởi bỏ lớp ảo tưởng mà mỗi người đều luôn tự nguyện mang vác, chỉ vì
khao khát định vị bản thân. Bởi những điều biết được từ cuốn sách này, bạn sẽ
có những phản tỉnh sáng suốt hơn về bản thân, thấu hiểu bản thân hơn, giữa cuộc
sống trong xã hội hiện đại đầy ảo tưởng này.